6 ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT VỀ BỆNH BẠCH HẦU

Căn cứ và quyết định về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu số: 2957/QĐ-BYT của Bộ Y Tế ban hành ngày 10 tháng 7 năm 2020 đã định nghĩa: Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng – nhiễm độc, lây theo đường hô hấp và có khả năng gây dịch, do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae (còn gọi là trực khuẩn Klebs-Leoffler) gây nên. Bệnh thường găp ở trẻ em < 15 tuổi và ở đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh bạch hầu do chưa được tiêm vắc-xin đầy đủ. Vi khuẩn thường khu trú và làm thương tổn đường hô hấp trên (mũi, họng, thanh quản) tạo giả mạc dai dính, khó bóc tách và sinh ra ngoại độc tố gây nhiễm độc toàn thân (tim, thận, thần kinh), nguy cơ tử vong cao do tắc đường thở và viêm cơ tim. Bệnh có thuốc điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh và kháng độc tố bạch hầu (SAD) và có thể dự phòng bệnh bằng vắc-xin [1]. Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm và có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc với dịch từ đường hô hấp của những người bị bệnh

I. Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu 

Bệnh bạch hầu không do virus gây ra mà do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae. Vi khuẩn này sản sinh ra độc tố (toxins) gây hại cho các mô của cơ thể. Corynebacterium diphtheriae thuộc họ Corynebacteriaceae và có 3 type là Gravis, Mitis và Intermedius. Kiểu Gravis gây bệnh nặng nhất [4].

Vi khuẩn này có hình thái đa dạng, gram dương (+), hình chuỳ dài 1-9 µm, rộng 0,3 – 0,8 µm, không di động, không có vỏ, không tạo nha bào. Trực khuẩn bạch hầu sống lâu ở giả mạc và họng của bệnh nhân. Trong điều kiện thiếu ánh sáng vi khuẩn sống tới 6 tháng và tồn tại lâu trên các đồ chơi của trẻ bị bạch hầu, áo choàng của nhân viên y tế…Vi khuẩn bạch hầu chết ở nhiệt độ 58oC trong vòng 10 phút, dưới ánh sáng mặt trời vi khuẩn chết trong vài giờ. điển hình là trực khuẩn có một hoặc hai đầu phình to nên còn được gọi là trực khuẩn hình chuỳ, dài từ 2-6 µm, rộng từ 0,5-1µm.

II. Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài

Vi khuẩn bạch hầu có sức đề kháng cao ở ngoài cơ thể và chịu được khô lạnh. Nếu được chất nhày bao quanh bảo vệ, vi khuẩn có thể sống trên đồ vật từ vài ngày đến vài tuần; trên đồ vải có thể sống được 30 ngày; trong sữa và nước uống sống đến 20 ngày; trong tử thi sống được 2 tuần. Tuy nhiên, vi khuẩn bạch hầu nhạy cảm với các yếu tố lý và hóa học. Dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp, vi khuẩn sẽ chết sau vài giờ, còn dưới ánh sáng khuyếch tán sẽ bị diệt sau vài ngày. Ở nhiệt độ 58°C, vi khuẩn sống được 10 phút, và trong phenol 1% hoặc cồn 60 độ, vi khuẩn chỉ sống được 1 phút.

III. Cơ chế lây truyền bệnh hạch hầu

Khi vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ bám vào niêm mạc của đường hô hấp trên và sản sinh độc tố. Độc tố này lan ra khắp cơ thể, gây tổn thương cho các mô và cơ quan, đặc biệt là tim, thận và hệ thần kinh. Độc tố của vi khuẩn bạch hầu có khả năng gây tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Hình 1: Cơ chế xâm nhập gây bệnh bạch hầu của Corynebacterium diphtheriae

  • Cấu trúc độc tố: Độc tố bạch hầu là một protein bao gồm hai phần chính:
    • Phần A (hoạt tính enzym)
    • Phần B (liên kết).
  • Gắn kết với tế bào đích: Phần B của độc tố gắn kết với thụ thể trên bề mặt tế bào đích (thường là tế bào niêm mạc hô hấp, tim, thần kinh).
  • Xâm nhập vào tế bào: Sau khi gắn kết, độc tố được đưa vào tế bào thông qua quá trình nhập bào (endocytosis).
  • Hoạt hóa phần A: Trong tế bào, phần A của độc tố được tách ra và trở nên hoạt động.

IV. Bệnh bạch hầu lây truyền như thế nào?

Bệnh bạch hầu lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp (trực tiếp hoặc qua giọt bắn trong không khí) hoặc từ tổn thương da.

Bệnh xảy ra quanh năm, với tỷ lệ mắc cao nhất trong những tháng lạnh hơn. Ổ chứa vi khuẩn bạch hầu là ở người bệnh và người lành mang vi khuẩn, đóng vai trò vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh.

Khoảng 5% người khỏe mạnh có thể mang vi khuẩn ở hầu họng sau khi khỏi bệnh, trở thành người mang mầm bệnh nhưng không có triệu chứng, điều này góp phần vào việc lây truyền bệnh bạch hầu trong cộng đồng.

Hình 2: Con đường lây nhiễm bệnh

V. Biểu hiện bệnh (Yếu tố chẩn đoán bệnh)

Các triệu chứng của bệnh bạch hầu thường xuất hiện từ 2 đến 5 ngày sau khi nhiễm vi khuẩn và bao gồm sốt nhẹ hoặc trung bình, đau họng, sưng họng và hạch bạch huyết ở cổ, khó nuốt, khó thở do màng giả gây tắc nghẽn đường hô hấp, da xanh xao do thiếu oxy. Trong các trường hợp nghiêm trọng, độc tố bạch hầu có thể gây tổn thương cho tim, thận và hệ thần kinh, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hoặc tử vong [3].

Hình 3: Biểu hiện bệnh bạch hầu

  • Đau họng (thường gặp)

Thường có triệu chứng sốt nhẹ; có thể tiến triển thành khó thở và xuất hiện màng giả.

Khó nuốt, khàn giọng, khó thở và ho dữ dội là dấu hiệu bệnh thanh quản hoặc liên quan đến thần kinh hầu họng/thanh quản.

  • Chứng khó nuốt hoặc khàn giọng (thường gặp)

Có thể là biểu hiện tiến triển bệnh và nguy cơ hệ hô hấp bị tổn thương,

  • Ho dữ dội (thường gặp)

Có thể là biểu hiện tiển triển bệnh và nguy cơ hệ hô hấp bị tổn thương

  • Hình thành màng giả (thường gặp)

Việc hình thành màng màu nâu dính phủ lên a-mi-đan, họng và thanh quản gợi khả năng cao về bệnh bạch hầu và giúp phân biệt bệnh bạch hầu với viêm họng mủ do Streptococus pyodenes hay nhiễm virut EpsteinBarr.

  • Cổ bị sưng (thường gặp)

Đặc điểm này liên quan đến hạch to và là biểu hiện của bệnh bạch hầy nặng. Thường đi kèm với tình trạng khó chịu nặng, mệt lử và thở rít.

  • Tổn thương hô hấp (thường gặp)

Dấu hiệu tổn thương hô hấp khi nhập viện nếu thanh quản hoặc khí quản bị ảnh hưởng.

  • Tổn thương da (thường gặp)

Các tổn thương mở trên da mắc phải do chấn thương, bỏng hoặc nhiễm trùng (như tróc lở) có thể bị nhiễm khuẩn bạch hầu thứ cấp; đây là một cơ chế nhiễm khuẩn phổ biến ở các khu vực nhiệt đới.

Đau, ban đỏ, dịch tiết là các triệu chứng của bạch hầu da. Các tổn thương thường bị loét và được che phủ bởi một lớp màng màu xám nâu.

  • Thở rít (thường gặp)

Thể hiện bệnh tiến triển và thường đi kèm với tình trạng khó chịu, mệt lử nặng.

VI. Giải pháp xét nghiệm bệnh Bạch Hầu – Corynebacterium diphtheria bằng phương pháp Real-time PCR.

 

SttTên sản phẩmMã CodeMục đích
1Môi trường vận chuyển mẫu

 

VTM.NRSử dụng để vận chuyển và bảo quản mẫu bệnh phẩm.
2Que lấy mẫu hầu họngQue lấy mẫu tỵ hầu/hầu họng dùng để lấy mẫu thử nghiệm như khoang mũi, khoang miệng,…
3Kit tách cộtHI-712Sử dụng cho tách chiết DNA/RNA từ mẫu tế bào nuôi cấy, vi khuẩn, huyễn dịch (huyền phù), mẫu quét bề mặt, mẫu dịch phết (y tế).
4Kit tách từHI-612Để thanh lọc DNA / RNA từ các tế bào nuôi cấy và vi khuẩn, huyền phù, làm sạch khỏi bề mặt, phết chất lỏng (y tế) bằng cách sử dụng hạt từ tính.

Tài liệu tham khảo

[1] World Health Organization. “Diphtheria.” Available at: WHO Diphtheria

[2] Centers for Disease Control and Prevention. “Diphtheria.” Available at: CDC Diphtheria

[3] Mayo Clinic. “Diphtheria.” Available at: Mayo Clinic Diphtheria

[4] ​BỆNH BẠCH HẦU – ICD-10 A36: Diphtheria, BỆNH BẠCH HẦU (vncdc.gov.vn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *