Bệnh Bạch Hầu lây truyền như thế nào? Như thông tin từ trước đó, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 5 trường hợp mắc bệnh, trong đó 1 trường hợp không qua khỏi. Mới đây ngày 07/08/2024 tại Việt Nam tiếp tục ghi nhận 1 trường hợp ra đi mãi mãi của Nữ sinh 18 tuổi tại Bắc Giang. Cô gái 18 tuổi ở Bắc Giang được phát hiện dương tính với bệnh bạch hầu sau khi ở cùng phòng với một người bạn cũng mắc căn bệnh này.
Chi tiết thông tin tham khảo thêm tại: vtc.new
Bệnh bạch hầu không do virus gây ra mà do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae. Vi khuẩn này sản sinh ra độc tố (toxins) gây hại cho các mô của cơ thể. Corynebacterium diphtheriae thuộc họ Corynebacteriaceae và có 3 type là Gravis, Mitis và Intermedius. Kiểu Gravis gây bệnh nặng nhất [2].
Mục lục
Bệnh bạch hầu lây truyền như thế nào?
Thông thường, bệnh bạch hầu có thể lây truyền thông qua một số đường sau: (1)
1. Đường hô hấp
Bệnh bạch hầu chủ yếu lây lan thông qua đường hô hấp, khi người bệnh ho, hắt hơi hay nói chuyện…, làm lan truyền giọt bắn có chứa vi khuẩn bạch hầu vào không khí. Một khi người khỏe mạnh hít phải thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh (nếu cơ thể chưa có miễn dịch giúp chống lại vi khuẩn bạch hầu).
2. Tiếp xúc gián tiếp
Vi khuẩn bạch hầu cũng có thể lây truyền gián tiếp khi người khỏe mạnh tiếp xúc với những vật dụng có dính giọt bắn, hoặc chất bài tiết có chứa vi khuẩn bạch hầu. Một người khỏe mạnh có thể bị nhiễm bệnh bạch hầu khi sử dụng vật dụng cá nhân như dao kéo, cốc, quần áo, ga trải giường, khăn giấy… với người bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây truyền khi người khỏe mạnh chạm vào vết loét đang bị nhiễm trùng trên cơ thể người bệnh bạch hầu.
Bệnh bạch hầu lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp (trực tiếp hoặc qua giọt bắn trong không khí) hoặc từ tổn thương da.
Bệnh xảy ra quanh năm, với tỷ lệ mắc cao nhất trong những tháng lạnh hơn. Ổ chứa vi khuẩn bạch hầu là ở người bệnh và người lành mang vi khuẩn, đóng vai trò vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh.
Khoảng 5% người khỏe mạnh có thể mang vi khuẩn ở hầu họng sau khi khỏi bệnh, trở thành người mang mầm bệnh nhưng không có triệu chứng, điều này góp phần vào việc lây truyền bệnh bạch hầu trong cộng đồng.
3. Tính cảm nhiễm và miễn dịch
Ngoài 2 con đường lây truyền trên. Bệnh bạch hầu lây truyền như thế nào? và thể thiện tính cảm nhiễm và miễn dịch ra sao:
– Kháng thể miễn dịch của mẹ truyền sang con có tác dụng miễn dịch bảo vệ và thường sẽ hết tác dụng trước 6 tháng tuổi. Mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch đặc hiệu. Bệnh nhân mắc bạch hầu sau khi khỏi bệnh sẽ không bị mắc lại vì cơ thể được miễn dịch lâu dài.
– Đối với các thể nhiễm khuẩn ẩn tính cũng tạo được miễn dịch. Tính miễn dịch của kháng độc tố, kể cả miễn dịch được tạo thành sau khi tiêm vắc xin giải độc tố (toxoid) sẽ bảo vệ được cơ thể đối với bệnh bạch hầu, nhưng không ngăn ngừa được sự nhiễm khuẩn tại chỗ vùng mũi họng.
– Để đánh giá mức độ cảm thụ của bệnh, kể cả đánh giá hiệu quả tiêm vắc xin bạch hầu, người ta làm phản ứng Shick. Nếu phản ứng Shick (+), có nghĩa là cơ thể không có kháng thể bạch hầu và cần phải tiêm vắc xin. Trường hợp phản ứng Shick (-), có nghĩa là trong cơ thể đã có kháng thể trung hoà độc tố và không cần tiêm vắc xin.
Nguồn tham khảo:
(1) Website, N. (2024, March 20). Diphtheria. nhs.uk. Diphtheria – NHS (www.nhs.uk)
(2) BỆNH BẠCH HẦU – ICD-10 A36: Diphtheria, BỆNH BẠCH HẦU (vncdc.gov.vn)