Tổng quan về máy ly tâm

Trong bài viết này, TBR sẽ tổng quan về máy ly tâm ứng dụng rất phổ biến trong công nghệ sinh học. Máy ly tâm là thiết bị rất quan trọng của nhiều khâu sản xuất khác nhau trong các lĩnh vực công nghiệp. Chúng được sử dụng chủ yếu để bóc tách những vật liệu khác nhau của nhiên liệu hoặc thành phẩm. Đặc biệt là trong sinh học phân tử, các quá trình phân tách, thu nhận diễn ra đều cần máy ly tâm phù hợp.  Vì vậy, Máy ly tâm đóng vai trò khá quan trọng.

I. Tổng quan về máy ly tâm

1. Máy ly tâm là gì?

Máy ly tâm (tên tiếng anh Centrifuge) là thiết bị thực hiện quá trình phân ly dựa vào lực ly tâm để phân riêng hỗn hợp hai pha rắn – lỏng hoặc lỏng – lỏng thành các cấu tử riêng biệt.

 Tổng quan về Máy ly tâm
Máy ly tâm hãng DLAB

2. Cấu tạo máy ly tâm

Cấu tạo máy li tâm gồm bốn phần cơ bản:

  • Phần quay:  bao gồm một động cơ có vận tốc cao, lực ly tâm lớn và hệ thống giảm rung, roto và adapter.
  • Phần điều khiển: Bao gồm mạch điều khiển giúp người sử dụng cài đặt được tốc độ và thời gian.
  • Hệ thống cảm biến: Bao gồm cảm biến đóng cửa, cảm biến bất đối xứng, cảm biến quá tải, quá tải dòng và cảm biến roto.
  • Thùng máy: Là bộ phận đảm bảo quá trình ly tâm được an toàn

3. Nguyên lý và nguyên tắc

      a. Nguyên lý:

Bản chất của quá trình ly tâm là phân tách các hạt và mật độ khác nhau giữa pha lỏng và pha rắn dựa trên khối lượng riêng của các hạt trong quá trình ly tâm, phân thành lớp khác nhau nhờ lực ly tâm. Thành phần khối lượng riêng lớn nhất sẽ ở xa tâm nhất, còn phần có khối lượng riêng nhỏ sẽ tập trung ở tâm của roto. Kết thúc quá trình ly tâm từ một hỗn hợp ban đầu, từng thành phần riêng biệt sẽ được tách ra

      b. Nguyên tắc: 

  • Sử dụng ống ly tâm có kích thước phù hợp với roto của máy ly tâm
  • Đặt các ống cần ly tâm ở vị trí cân bằng về thể tích khối lượng. Nếu mẫu của bạn là mâu lẻ thì sử dụng nước làm thêm một ống sao cho đều và cân bằng.
  • Cần đậy nắp roto trước khi sử dụng máy ly tâm
  • Kiểm tra lại các thông số vận hành về thời gian, tốc độ trước khi vận hành máy ly tâm

4. Phân loại máy ly tâm

Có thể phân loại máy ly tâm theo tiêu chí như:

  • Theo quá trình phân ly: máy ly tâm lắng, máy ly tâm lọc
  • Theo phương thức làm việc: máy ly tâm làm việc gián đoạn. Máy ly tâm làm việc liên tục và máy ly tâm tự động
  • Theo kết cấu của bộ phận tháo bã: máy ly tâm tháo bã bằng dao; máy ly tâm tháo bã bằng vít xoắn; máy ly tâm tháo bã bằng pittông
  • Theo giá trị yếu tố phân ly phân ra máy ly tâm thường và máy ly tâm siêu tốc
  • Theo kết cấu trục và ổ đỡ phân ra: máy ly tâm ba chân và máy ly tâm treo

Tham khảo thêm sản phẩm máy ly tâm hãng Dlab

5. Ứng dụng

  • Tách và phân lập tế bào: Máy ly tâm được dùng để tách các tế bào từ môi trường nuôi cấy. Quá trình ly tâm giúp phân lập các loại tế bào khác nhau dựa trên khối lượng và kích thước của chúng.
  • Tách chiết DNA/RNA và protein: Trong các quy trình phân tích sinh học phân tử, máy ly tâm giúp tách chiết DNA, RNA, và protein từ các mẫu sinh học (máu, tế bào, mô).
  • Tách các thành phần trong dung dịch: Máy ly tâm được sử dụng để phân tách các pha khác nhau (như pha nước và pha hữu cơ) trong quá trình tinh sạch các hợp chất sinh học.
  • Thu nhận bào quan: Máy ly tâm có thể được sử dụng để thu nhận các bào quan như nhân, ty thể, lục lạp từ tế bào thông qua các bước ly tâm với tốc độ khác nhau.
  • Chuẩn bị mẫu vi sinh: Trong quá trình nghiên cứu vi sinh vật, máy ly tâm giúp thu nhận vi khuẩn, nấm hoặc các sinh vật khác từ các dung dịch nuôi cấy.

II. Các lựa ý khi lựa chọn máy ly tâm

Các thông số kỹ thuật liên quan đến sức chứa, tốc độ, và khả năng làm lạnh là các thông số cần được cân nhắc rõ ràng khi lựa chọn máy ly tâm. Bài viết này chỉ nhấn mạnh những thứ thường ít được xem trọng nhưng là những tiêu chí quan trọng khi quyết định lựa chọn thiết bị:

1. Báo hiệu khi chạy không cân bằng

Một lần chạy mất cân bằng mà không được xác định trên một máy siêu ly tâm có thể dẫn đến hư hại nghiêm trọng với thiết bị, phòng thí nghiệm, và có thể nguy hiểm với bất cứ ai không may đứng gần với nó. Những lần chạy không cân bằng có thể phá hủy bất cứ kiểu máy ly tâm nào và phải tránh để đảm bảo kéo dài tuổi thọ chiếc máy mà bạn đã đầu tư.

2. Lựa chọn rotor dễ dàng chuyển đổi

Nhiều máy ly tâm cần thêm các dụng cụ bổ sung, thao tác khó, và lựa chọn rotor trong phần mềm. Việc lắp đặt rotor sai có thể khiến nó trở nên không bền và dẫn tới phá hỏng máy ly tâm và thí nghiệm bị hỏng. Lý tưởng thì, việc lắp đặt rotor sẽ không cần công cụ nào và có sự xác định tự động bởi phần mềm.

3. Bảo trì tin cậy

Máy ly tâm là thiết bị sử dụng thường xuyên, do đó mức độ hao mòn sẽ tương đối lớn. Vì vậy chúng cần được bảo trì thường xuyên nhằm đánh giá ngăn chặn các tác động nguy hiểm có thể xảy ra cho người sử dụng. Ngoài ra việc bảo trì thường xuyên. Khi quyết định mua máy ly tâm, dịch vụ khách hàng và chuyên môn của kỹ thuật viên từ công ty bán nên được xem là yếu tố quan trọng.

 4. Dễ Dàng Vệ Sinh

Làm sạch máy ly tâm để loại bỏ các vật như bụi và rác mà có thể đi tới những vùng máy quan trọng, gây mài mòn, ảnh hưởng sự toàn vẹn của máy, tạo nhiễm tiềm năng cho mẫu, hay đưa đến nguy cơ cho người dùng. Trước khi mua, quan trọng là xem xét khó khăn của việc làm sạch để chắc chắn rằng bạn có thể bảo vệ hiệu quả việc đầu tư của bạn. Cần xem xét các dung dịch có thể sử dụng để làm sạch và những phần nào của máy có thể làm sạch. Các rotor có khả năng chịu được chất tẩy rửa hay chất tẩy rửa bằng kiềm không? Sử dụng phương pháp làm sạch không chính xác có thể gây hư hại cho máy ly tâm.

Tham khảo dung dịch vệ sinh, làm sạch máy ly tâm

5. Có sẵn các bộ phận thay thế

Cùng với việc có thể thay thế rotor, máy ly tâm cũng có thể có các phần thường xuyên được tháo bỏ như giá và nắp. Đây là những bộ phận có thể dễ dàng bị vỡ hoặc mất. Sự sẵn có của những phần thay thế nên là một sự xem xét khi mua một máy ly tâm

6. Các yếu tố khác

Máy ly tâm hiện nay có sẵn với nhiều đặc tính mà khiến quy trình ly tâm dễ dàng và mạnh hơn. Một đặc điểm quan trọng là khả năng chọn tỷ lệ tăng tốc và giảm tốc. Thông số này đặc biệt có thể quan trọng trọng khi làm việc với những dòng tế bào nhạy cảm như tế bào gốc. Một đặc điểm hữu ích khác là khả năng lưu nhiều chương trình và có thể dễ dàng gọi ra khi sử dụng để thực hiện nhanh hơn và dễ dàng hơn. Màn hình cảm ứng, nhận biết các hoạt động đã hoàn thành, và các bản ghi của lịch sử chạy cũng là những tính năng hữu ích có thể được tìm thấy trong các máy ly tâm hiện đại.

Nguồn: Tổng Hợp

Xem thêm : <<Tổng hợp máy ly tâm>>

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *