
Trong sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung, PAP LBC (Liquid-Based Cytology) được xem là một bước tiến vượt bậc giúp nâng cao độ chính xác và độ tin cậy của kết quả xét nghiệm.
Bài viết dưới đây không chỉ hướng dẫn chi tiết quy trình thực hiện PAP LBC hiệu quả, mà còn giới thiệu cách ứng dụng máy ly tâm dịch phết tế bào YJ1000 như một công cụ hỗ trợ tối ưu hóa trong các phòng xét nghiệm hiện đại
Mục lục
1. Xét nghiệm Pap LBC là gì? Ưu điểm so với Pap truyền thống?
Xét nghiệm tế bào học cổ tử cung (Pap test) là phương pháp được sử dụng phổ biến trong sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung ở nhiều nơi trên thế giới.
Phương pháp được nghiên cứu và công bố lần đầu tiên vào năm 1928 bởi tiến sĩ George Nicholas Papanicolaou. Sự bất thường của vùng cổ tử cung được đánh giá thông qua sự hiện diện của các tế bào bất thường về tỷ lệ nhân/ bào tương (N/C).
Đây là một phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu ở mức khá và phụ thuộc khá nhiều vào trình độ và kinh nghiệm của bác sĩ giải phẫu bệnh. Đặc biệt, độ nhạy của xét nghiệm truyền thống thấp do các tế bào mục tiêu dễ bị che lấp bởi các yếu tố như nhầy, máu, tế bào viêm cũng như sự chồng chéo của các tế bào lên nhau.
Sự ra đời của Pap nhúng dịch/ Pap LBC (Liquid-Based Pap test) đã giúp giải quyết các nhược điểm của phương pháp truyền thống.
Pap LBC là sự kết hợp giữa Pap smear và công nghệ tế bào học chất lỏng (Liquid-Based Cytology – LBC).
Mẫu dịch phết phụ khoa sau khi thu nhận sẽ được xử lý trong hỗn hợp dung dịch cồn đệm chuyên dụng giúp cho tối ưu hóa số lượng tế bào thu nhận được, sau đó xử lý bằng hệ thống LBC chuyên dụng để phết trên lam kính lớp tế bào mỏng, đồng đều
2. Quy trình thực hiện PAP LBC hiệu quả
Ứng dụng trên máy ly tâm dịch phết tế bào LTS-YJ1000
Trong quy trình Pap test, bước ly tâm và phết tế bào lên lam kính là khâu then chốt ảnh hưởng đến chất lượng phân tích. Đó là lý do thiết bị máy ly tâm dịch phết tế bào tự động LTS-YJ1000 được ưa chuộng bởi:
– Áp dụng nguyên lý ly tâm đẳng tỷ trọng, giúp tế bào tự động lắng xuống màng lọc và phết lên lam kính
– Tự động phết tế bào lên lam kính, tạo thành lớp tế bào rõ nét, dễ quan sát trên lam kính.
– Tiết kiệm thời gian và công sức thao tác thủ công
Các bước thực hiện PAP nhúng dịch LBC:
Bước 1: Chuẩn bị mẫu tế bào cổ tử cung
– Trộn đều mẫu bằng Máy Vortex trong 30 giây để hòa trộn tế bào giúp phá vỡ cặn lắng và đồng nhất tế bào
– Ghi mã số mẫu trên lam kính (mặt nhám) bằng bút chì để tránh nhầm lẫn trong quá trình xử lý
– Dùng Pipette nhỏ 2ml dung dịch đẳng tỷ trọng vào cột
– Dùng pipet hút 1ml mẫu, nhỏ từ từ vào cột để tạo thành một lớp mẫu nằm nổi trên dung dịch ly tâm, không được khuấy trộn

Bước 2: Ly tâm bằng thiết bị chuyên dụng (Máy YJ1000)
– Bật nguồn máy, mở nắp. Đặt slide suit vào buồng ly tâm, đảm bảo đối xứng và đúng vị trí
– Thiết lập: tốc độ 1000–1300 vòng/phút, đặt thời gian chạy 3 phút
– Đậy nắp, nhấn Start
– Máy tự động phết tế bào lên lam kính thông qua lực ly tâm
– Sau khi hoàn tất, máy tự động mở nắp.

Bước 3: Kiểm tra sơ bộ lam kính
– Lấy cột ra, loại bỏ phần dịch nổi
– Đặt lam kính lên nền tối và quan sát sơ bộ bằng mắt thường để kiểm tra mức độ thu tế bào.
Bước 4: Nhuộm tế bào cổ tử cung
– Nhuộm theo quy trình Papanicolaou và làm khô tế bào, tham khảo quy trình nhuộm hình bên dưới:
Bước 5: Đọc kết quả dưới kính hiển vi
– Soi kính hiển vi để đánh giá tế bào, tập trùng vào vùng quét 13mm được chuẩn hóa

Video hướng dẫn thực tế quy trình LBC
Xem quy trình PAP LBC ứng dụng trên máy YJ1000
3. Các lưu ý để nâng cao chất lượng xét nghiệm Pap LBC:
– Thu mẫu đúng kỹ thuật: tránh lấy quá sâu, gây chảy máu hoặc nhiễm dịch viêm.
Bộ thu mẫu tế bào – thiết kế hiện đại giúp thao tác êm dịu, hạn chế tổn thương
– Bảo quản mẫu đúng cách: sử dụng đúng loại dung dịch bảo quản tế bào chuyên dụng (ví dụ: dung dịch đẳng tỷ trọng) và bảo quản đúng nhiệt độ để tránh phân hủy tế bào cổ tử cung
– Nhỏ mẫu từ từ, không khuấy trộn, để mẫu nổi lớp tự nhiên trên dung dịch ly tâm.
– Luôn đặt các slide suit đối xứng để tránh rung máy và kết quả không đồng đều.
– Tuân thủ đúng tốc độ và thời gian ly tâm: thông thường 1000–1300 vòng/phút, 3 phút. Nếu quá nhanh hoặc quá chậm sẽ ảnh hưởng đến việc thu màng tế bào.
– Vệ sinh thiết bị sau khi sử dụng bằng cồn 70 độ
TBR cung cấp giải pháp toàn diện triển khai kỹ thuật Pap nhúng dịch LBC giúp sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung đầy đủ từ thiết bị đến hoá chất, vật tư cần thiết để thực hiện xét nghiệm này.
Tham khảo thêm sản phẩm: Máy ly tâm dịch phết tế bào YJ1000
TBR hiện là đơn vị phân phối chính hãng máy ly tâm dịch phết tế bào YJ1000 tại Việt Nam, cung cấp:
– Đào tạo thực hành quy trình PAP LBC
– Demo thiết bị trực tiếp tại đơn vị
– Hỗ trợ triển khai thực tế cho phòng lab, bệnh viện, cơ sở đào tạo
Liên hệ ngay với TBR để được tư vấn, đăng ký dùng thử và nhận các hỗ trợ chuyên sâu
Tham khảo các sản phẩm công nghệ cao hơn: Thiết bị phết tế bào
PAP LBC là tương lai của tầm soát ung thư cổ tử cung và quy trình chuẩn là chìa khóa cho kết quả chính xác.
Hình 4: Máy ly tâm dịch phết tế bào cổ tử cung (LTS-YJ1000)
Bài viết liên quan:
Tổng Quan Về Ung Thư Cổ Tử Cung Nguyên Nhân Triệu Chứng và Phòng Ngừa