So sánh PAP LBC và PAP Smear: Xét nghiệm nào hiệu quả hơn?

So sánh PAP LBC và PAP Smear Xét nghiệm nào hiệu quả hơn

Ung thư cổ tử cung hiện là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trên toàn thế giới. Căn bệnh này thường trải qua một giai đoạn tiền ung thư kéo dài, được gọi là loạn sản cổ tử cung hay tân sinh trong biểu mô cổ tử cung (CIN). Các tổn thương CIN được chia thành 3 mức độ (CIN 1, 2 và 3) tuỳ theo mức độ bất thường của tế bào. Để phát hiện sớm những tổn thương tiền ung thư này, xét nghiệm tế bào học cổ tử cung là một trong những phương pháp sàng lọc hiệu quả nhất hiện nay. 

Trong số các phương pháp xét nghiệm tế bào học, Pap Smear Pap LBC (Tế bào học chất lỏng) là hai kỹ thuật phổ biến được áp dụng rộng rãi trong tầm soát ung thư cổ tử cung. Vậy giữa hai phương pháp này có gì khác biệt? Phương pháp nào mang lại hiệu quả vượt trội hơn? Hãy cùng TBR tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Tổng quan và vai trò của xét nghiệm tế bào học trong tầm soát ung thư cổ tử cung?

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ, việc thiếu xét nghiệm sàng lọc là nguyên nhân chính khiến bệnh thường được phát hiện muộn, khi đã chuyển sang giai đoạn nặng, gây khó khăn trong điều trị và làm tăng tỷ lệ tử vong.

Trước khi chuyển thành ung thư xâm lấn, các tổn thương tiền ung thư thường tiến triển âm thầm trong nhiều năm. Vì vậy xét nghiệm tế bào học cổ tử cung đóng vai trò quan trọng giúp phát hiện sớm những thay đổi bất thường ở tế bào, dấu hiệu cảnh báo nguy cơ phát triển thành ung thư.

Vì vậy, nếu phụ nữ được sàng lọc định kỳ bằng các phương pháp tế bào học, những tổn thương này có thể được phát hiện và điều trị kịp thời, từ đó giảm đáng kể nguy cơ tiến triển thành ung thư cổ tử cung thực sự.

2. Giới thiệu về hai phương pháp: Pap Smear và Pap LBC

2.1. Pap Smear là gì?

Pap Smear (hay còn gọi là xét nghiệm Pap, Pap test) là phương pháp xét nghiệm tế bào học cổ tử cung truyền thống, được phát triển bởi bác sĩ người Hy Lạp George Papanicolaou vào những năm 1940.

Mẫu tế bào được lấy từ cổ tử cung và phết trực tiếp lên lam kính, sau đó được cố định, nhuộm màu và soi dưới kính hiển vi để phát hiện các tế bào bất thường.

Tuy là kỹ thuật đơn giản, Pap Smear có một số hạn chế như: mẫu có thể bị khô, tế bào chồng lấp hoặc lẫn máu/ dịch nhầy, ảnh hưởng đến chất lượng chẩn đoán.

Quy trình thực hiện kỹ thuật Pap Smear

Hình: Quy trình thực hiện kỹ thuật Pap Smear truyền thống

2.2. Pap LBC là gì?

Pap LBC là viết tắt của Liquid-Based Cytology hay còn gọi là Pap nhúng dịch, xét nghiệm tế bào học trong chất lỏng, là phương pháp cải tiến được phát triển vào cuối những năm 1990 nhằm khắc phục những hạn chế của kỹ thuật Pap smear truyền thống.

Mẫu tế bào sau khi được lấy từ cổ tử cung thay vì phết trực tiếp lên lam kính, kỹ thuật này cho phép lưu mẫu vào dung dịch bảo quản chuyên biệt. Sau đó, mẫu sẽ được xử lý bằng máy ly tâm hoặc hệ thống lọc để loại bỏ tạp chất và thu được lớp tế bào mỏng, giúp tế bào được phân bố đều và rõ ràng hơn trên lam kính.
Phương pháp này cho phép nâng cao chất lượng mẫu, mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như giảm hiện tượng tế bào chồng lấp, loại bỏ máu và dịch nhầy, tăng độ rõ nét của tiêu bản và cải thiện độ chính xác trong chẩn đoán. Ngoài ra, mẫu bảo quản trong dung dịch còn có thể được sử dụng cho các xét nghiệm bổ sung khác như HPV DNA, góp phần nâng cao hiệu quả sàng lọc toàn diện.

Quy trình thực hiện kỹ thuật Pap LBC

Hình: Quy trình thực hiện kỹ thuật Pap LBC

3. So sánh Pap Smear và Pap LBC:

Pap Smear và Pap nhúng dịch (Pap LBC) là hai kỹ thuật xét nghiệm tế bào học cổ tử cung phổ biến, cùng mục tiêu phát hiện sớm bất thường tế bào. Tuy nhiên, chúng khác biệt rõ rệt về quy trình xử lý mẫu và độ chính xác chẩn đoán.

Pap Smear là phương pháp truyền thống, phổ biến nhưng dễ gặp giới hạn về chất lượng mẫu do xử lý thủ công, điều này dẫn đến sai sót: mẫu có thể bị khô, dính chồng lấp, lẫn máu hoặc dịch nhầy làm  ảnh hưởng đến việc đọc kết quả chính xác.

Trong khi đó, Pap LBC ra đời nhằm khắc phục nhược điểm của Pap Smear. Mẫu sau khi lấy sẽ được cho vào dung dịch bảo quản chuyên dụng và được xử lý bằng thiết bị hiện đại (máy ly tâm hoặc công nghệ màng lọc). Kết quả là mẫu được làm sạch, loại bỏ tạp chất và tạo thành một lớp tế bào mỏng, phân bố đồng đều, giúp nâng cao chất lượng tiêu bản, tăng khả năng phát hiện tế bào bất thường và giảm tỷ lệ âm tính giả.

Để làm rõ hơn về điều này, ta có thể quan sát sự khác biệt qua bảng so sánh PAP Smear và PAP LBC ở bên dưới:

Tiêu chíPAP SmearPAP LBC
Thu mẫuTế bào lấy từ chất nhầy cổ tử cungTế bào lấy từ chất nhầy cổ tử cung
Xử lý mẫuPhết trực tiếp tế bào cổ tử cung lên lam kính Cho lưu tế bào vào dung dịch bảo quản chuyên dụng, xử lý bằng máy ly tâm dịch phết tế bào hoặc công nghệ màng lọc
Chất lượng tiêu bản (Mức độ tinh sạch và khả năng đánh giá)Mẫu dễ bị ảnh hưởng bởi máu, chất nhầy, viêm nhiễm; tế bào thường chồng lấp, không đều, gây khó khăn trong đánh giá vi thể.Mẫu được lọc sạch tạp chất, tế bào phân bố mỏng và đồng đều; tiêu bản trong, rõ nét, hỗ trợ chẩn đoán chính xác hơn. 
Tỷ lệ mẫu không đạtCao – do yếu tố thao tác và chất lượng mẫuThấp – nhờ xử lý máy và các tế bào bảo quản ổn định 
Độ chính xácThấp hơn – dễ bỏ sót các tế bào bất thườngCao – tăng khả năng phát hiện tổn thương tiền ung thư
Tỷ lệ âm tính giả CaoThấp
Khả năng kết hợp xét nghiệm HPV DNACó thể thực hiện nhưng cần thu thêm mẫu riêng hoặc xử lý đặc biệt để tách DNA.Có thể sử dụng cùng mẫu đã thu trong dung dịch bảo quản, thuận tiện cho xét nghiệm HPV DNA và các xét nghiệm phân tử khác.
Chi phíThấp, không cần đầu tư thêm thiết bịCao hơn, cần đầu tư thiết bị xử lý mẫu

 

Dưới đây là Video “PAP LBC và PAP Smear: Phương pháp nào hiệu quả hơn trong tầm soát ung thư cổ tử cung?”

Video này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai phương pháp xét nghiệm tế bào cổ tử cung: PAP Smear truyền thống và PAP LBC (Liquid-Based Cytology).

Nội dung chính sẽ nói về quy trình thực hiện các bước của 2 phương pháp để từ đó so sánh sự khác biệt và ưu nhược điểm, làm rõ phương pháp nào hiệu quả hơn

– Bước 1: Lấy mẫu và xử lý mẫu

– Bước 2: Nhuộm

– Bước 3: Soi lam kính 

4. Khi nào nên chọn Pap Smear, khi nào nên chọn Pap LBC?

Việc lựa chọn giữa Pap Smear và Pap LBC phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục tiêu sàng lọc, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, điều kiện kinh tế. Dưới đây là một số tiêu chí giúp định hướng lựa chọn phù hợp:

4.1. Mục tiêu sàng lọc: 

Pap Smear là lựa chọn phù hợp cho:
– Các chương trình tầm soát diện rộng trong cộng đồng, như chương trình quốc gia
– Người dân ở khu vực có nguồn lực hạn chế (vùng sâu, vùng xa) – nơi chi phí và điều kiện máy móc còn hạn chế
– Trường hợp cần triển khai nhanh, đơn giản, với số lượng lớn khi mục tiêu là sàng lọc cơ bản, chưa yêu cầu đánh giá chuyên sâu.

Pap LBC nên được ưu tiên khi:
– Cần đánh giá kỹ lưỡng hơn về nguy cơ bất thường tế bào
– Dành cho đối tượng nguy cơ cao: nhiễm HPV, quan hệ tình dục sớm, sinh nhiều con, suy giảm miễn dịch…cần theo dõi kỹ hơn, hoặc kết hợp xét nghiệm chuyên sâu
– Trường hợp cần làm đồng thời xét nghiệm HPV DNA từ cùng mẫu để tăng độ chính xác chẩn đoán và tiết kiệm chi phí, thời gian cho người bệnh.

4.2. Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế:

Pap Smear được thực hiện bằng thao tác thủ công: tế bào sau khi lấy được phết trực tiếp lên lam kính, sau đó cố định và nhuộm theo quy trình chuẩn. Kỹ thuật này yêu cầu người thực hiện đảm bảo đúng thời điểm và thao tác chính xác để mẫu đạt chất lượng. Tuy nhiên kỹ thuật không đòi hỏi thiết bị máy móc nên kỹ thuật này có thể được thực hiện tại nhiều tuyến y tế cơ sở.

Pap LBC áp dụng quy trình xử lý mẫu có sự hỗ trợ của công nghệ. Các thiết bị xử lý mẫu chuyên dụng sẽ giúp ly tâm hoặc lọc để loại bỏ các tạp chất và phết đều tế bào trên lam kính. Các thiết bị thường được sử dụng có thể kể đến như:

Vì vậy, kỹ thuật LBC thường được triển khai tại các bệnh viện tuyến tỉnh/ thành phố, phòng xét nghiệm đạt chuẩn, hoặc các chương trình tầm soát chuyên sâu.

4.3. Điều kiện kinh tế:

Pap Smear có chi phí thấp hơn, phù hợp với người dân tại các vùng có nguồn lực hạn chế

Pap LBC tuy có chi phí đầu tư ban đầu cao hơn (máy móc và hóa chất), nhưng lại giảm chi phí gián tiếp do:

  • Hạn chế làm lại xét nghiệm
  • Tăng hiệu quả phát hiện sớm
  • Tích hợp thêm xét nghiệm HPV từ cùng một mẫu

KẾT LUẬN: Quay trở lại câu hỏi đặt ra ban đầu thì so sánh PAP LBC và PAP Smear, xét nghiệm nào hiệu quả hơn??? Chắc rằng bạn đã có câu trả lời cho mình, kỹ thuật Pap LBC đem lại hiệu quả hơn rất nhiều so với Pap Smear truyền thống, nó đem lại hiệu quả như thế nào và các yếu tố khác biệt chúng ta cũng đã phân tích ở phía trên.

5. Giải pháp hỗ trợ xét nghiệm Pap LBC hiệu quả:

Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp nâng cao chất lượng tầm soát ung thư cổ tử cung tại phòng xét nghiệm của mình, hãy tham khảo ngay các thiết bị xử lý tế bào LBC hiện đại mà TBR đang cung cấp. Với công nghệ xử lý tự động, chuẩn hóa quy trình và tiết kiệm thời gian cho kỹ thuật viên, giải pháp thiết bị LBC là sự lựa chọn lý tưởng về chất lượngchi phí cho các phòng xét nghiệm, bệnh viện và trung tâm sàng lọc

👉 Xem chi tiết thiết bị tại đây: 
🔗 Máy phết mẫu tế bào cổ tử cung

💬 Cần tư vấn chuyên sâu hoặc demo trực tiếp?
Liên hệ ngay với chuyên viên kỹ thuật của chúng tôi qua:
Hotline: 028 6676 7762
Email: sales@tbr.vn

👉 Cập nhật nhanh chóng các kiến thức chuyên ngành, hãy theo dõi kênh:

🔗 Facebook TBR 

🔗 Youtube TBR

Máy ly tâm dịch phết tế bào LTS-YJ1000

Hình: Máy ly tâm dịch phết tế bào LTS-YJ1000

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *